image banner
Lào Cai 23° - 25°
Khuyến cáo phòng trừ bọ cánh cứng gây hại quế

    Hiện nay trên địa bàn thôn Làng Cù và Làng Tát xã Bản Cái, huyện Bắc Hà báo cáo xuất hiện bọ cánh cứng gây hại đối với hơn 5 ha quế. Bọ gây hại cục bộ tại các đồi quế từ 2 đến 6 năm tuổi, chủ yếu ăn phần lá, ngọn non. Kiểm lâm địa bàn, cán bộ khuyến nông xã đã phối hợp với UBND xã đã khẩn trương kiểm tra các đồi quế, khoanh vùng các diện tích có nguy cơ nhiễm bọ cánh cứng, xác định chính xác thời điểm bọ cánh cứng gây hại tập trung để tuyên truyền, khuyến cáo người dân chủ động phòng trừ.

     Bọ cánh cứng là loài gây hại theo đàn, thời gian gây hại ngắn, nhưng ảnh hưởng nặng nề đến sinh trưởng và phát triển của cây quế. Loài này hiện chưa có biện pháp phòng trừ triệt để, thường gây hại trở lại vào những năm tiếp theo. Do đó để phòng trừ hiệu quả cần tuyên truyền, khuyến khích người dân phát triển theo hướng hữu cơ, khi phát hiện có bọ cánh cứng gây hại cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ hiệu quả (ưu tiên sử dụng các biện pháp thủ công và các loại thuốc sinh học) cụ thể như sau:

     Ở những vùng đã xuất hiện bọ cánh cứng gây hại, trước khi trồng, cần cày sâu, làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng để hạn chế sự tồn tại của nhộng và bọ non (ấu trùng) bọ cánh cứng dưới đất.

anh tin bai
Ảnh: Bọ cánh cứng gây hại cây quế tại xã Bản Cái, huyện Bắc Hà

     Về phòng trừ, người trồng quế nên áp dụng biện pháp thủ công như phát dọn thực bì, xới xung quanh gốc cây để diệt nhộng. Bọ cánh cứng trưởng thành có đặc tính mạnh với ánh sáng nên có thể thắp bóng điện sáng từ 19 - 22 giờ ở những khu vực có bọ cánh cứng gây hại, chúng sẽ bay đến, dùng vợt bắt, rồi tiêu diệt. Ban ngày, con bọ đậu ở dưới các tán lá cây, loài này có tính giả chết nên có thể rung cây để chúng rơi xuống đất, rồi nhặt gom, tiêu diệt. Đây là biện pháp mang lại hiệu quả cao, an toàn, cần tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng để cùng vào cuộc thì mới đem lại hiệu quả cao.

     Tuy nhiên đối với các diện tích sản xuất quế hữu cơ chỉ áp dụng các biện pháp phòng trừ thủ công. Đối với các diện tích sản xuất quế khác ưu tiên sử dụng các biện pháp thủ công và thuốc sinh học. Ngoài ra, người dân có thể sử dụng các biện pháp hóa học như: Sử dụng một số loại thuốc có tác dụng tiếp xúc, nội hấp mạnh, như Vimatox 5SG; Ometar 1.2 x 109 bào tử/g; Dibamec 5 WG; Limater 7.5 EC... để phun trừ, phải dùng máy động cơ phun và phun bao vây tránh bọ ánh cứng bay sang khu vực khác, hết mùi thuốc sẽ quay lại gây hại. Khi phun thuốc cần chú ý cắm cảnh báo khu vực mới phun thuốc nhằm đảm bảo an toàn cho người và động vật và cần đảm bảo thời gian cách ly sau khi phun thuốc từ 10 -14 ngày mới khai thác./.

Nguyễn Thị Như Quỳnh - Chi cục Kiểm lâm
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập